Đối với nhiều người, ngay cả một số dân công nghệ thông tin, DNS vẫn còn là khái niệm khá xa lạ. Vậy thực chất DNS là gì và chức năng của DNS trên hệ thống Internet là như thế nào? Hãy cùng Nhân Hòa tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này trong bài viết sau đây.
DNS là gì?
DNS (Domain Name System) được định nghĩa là hệ thống phân giải tên miền. Hệ thống hoạt động với chức năng chuyển đổi giữa các tên miền website và các địa chỉ IP tương ứng. Ví dụ như nhanhoa.com thành 512.365.863.888 hoặc ngược lại dịch một địa chỉ IP thành tên miền.
DNS còn được sử dụng để phân giải tên miền các dịch vụ khác nhau như địa chỉ email, máy chủ FTP hoặc một số dịch vụ mạng khác.
Chức năng của DNS là gì?
Phân giải tên miền
Ở thời kỳ Internet còn sơ khai, để truy cập vào một website người dùng cần nhập đúng địa chỉ IP của website. Tuy nhiên, rất nhiều người dùng gặp khó khăn khi phải ghi nhớ những dãy số IP phức tạp. Để giải quyết vấn đề này, DNS được ra đời vào năm 1984 và ngày càng được tối ưu về tính năng.
DNS hoạt động như một “người máy phiên dịch” và “truyền thông tin”. Với hệ thống này, người dùng chỉ cần nhớ và nhập tên website khi truy cập vào trang web, còn DNS sẽ tự động nhận diện và xác định chính xác vị trí của máy chủ trên Internet.
Cập nhật thông tin DNS
Trong quá trình website hoạt động sẽ có thể có những thay đổi về tên miền hoặc địa chỉ IP. Với DNS, các dữ liệu được cập nhật một cách nhanh chóng từ các quản trị viên mạng hoặc tự động qua các công cụ quản lý DNS.
Lưu trữ thông tin DNS
Hệ thống DNS bao gồm các bản ghi DNS (DNS record), nơi chứa các thông tin quan trọng về tên miền, địa chỉ IP, máy chủ email,…
Tăng tốc độ truy cập
Thông qua các tính năng được cài đặt sẵn như lưu trữ thông tin DNS trong bộ nhớ đệm, tối ưu hóa truy vấn DNS, chặn quảng cáo và nội dung độc hại,… DNS đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc độ truy cập trang web, giảm thời gian tải trang và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Phân giải ngược DNS (rDNS)
Phân giải ngược (Reverse DNS) là chức năng cho phép người dùng có thể tải trực tiếp website bằng cách nhập địa chỉ IP thay vì nhập tên miền của website đó. Phân giải ngược được ứng dụng với mục đích xác định nguồn gốc và danh tính của máy chủ, thiết bị hoặc địa IP cụ thể.
Bảo mật thông tin DNS
DNS cung cấp các biện pháp như chữ ký số, mã hóa và xác thực người dùng,… giúp bảo mật thông tin của người dùng trên Internet khỏi những cuộc tấn cộng mạng. Ngoài ra, bảo mật thông tin DNS còn nâng cao độ tin cậy của trang web cũng như tăng cường danh tiếng thương hiệu của doanh nghiệp.
Phân loại DNS
Hệ thống phân giải tên miền (DNS) được chia làm hai loại chính là Root Name Server và Local Name Server.
Root Name Server
Root Name Server là những máy chủ đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống cấp bậc DNS, chịu trách nhiệm phân giải tên miền trên mạng Internet. Hệ thống máy chủ này cung cấp các thông tin về các máy chủ tên miền cấp cao nhất (TLD DNS) cho tất cả các tên miền cao cấp nhất (TLD).
Local Name Server
Local Name Server là máy chủ chứa thông tin, được cài đặt trong mạng cục bộ của doanh nghiệp để tìm kiếm máy chủ tên miền lưu trữ cho những tên miền thấp hơn.
Các loại bản ghi DNS phổ biến
DNS sử dụng các bản ghi để lưu trữ thông tin về mối liên kết giữa tên miền và địa chỉ IP tương ứng. Dưới đây là một số loại bản ghi phổ biến hiện nay:
- A Record: Đây là bản ghi cơ bản và quan trọng nhất, được dùng để trỏ tên Website tới một địa chỉ IP cụ thể. Người dùng có thể sử dụng bản ghi A Record để thêm Time to Live (thời gian tự động tái lại bản ghi) hoặc thêm một tên mới và Points To (Trỏ tới IP nào).
- CNAME RECORD (Bản ghi CNAME): Bản ghi CNAME Record cho phép người dùng đặt một hoặc nhiều hơn các tên miền khác ngoài cho tên miền chính.
- MX Record: Bản ghi giúp người dùng trỏ tên miền đến Mail Server, đặt thời gian bản ghi DNS được lưu trữ, mức độ ưu tiên (Priority). Để tránh việc không nhận được mail nếu có một mail server bị lỗi, người dùng có thể sử dụng nhiều MX Record cho một tên miền.
- AAAA Record: Hoạt động giống như bản ghi A, nhưng AAAA Record trỏ tên miền đến địa chỉ IPv6 thay vì địa chỉ IPv4 của tên miền đó.
- TXT Record: Được sử dụng để tổ chức các thông tin dạng text (văn bản) của máy chủ. Bản ghi TXT(text) chủ yếu dùng cho mục đích giúp email server xác định các thư được nhận có phải từ một nguồn đáng tin cậy hay không.
- NS Record: Với bản ghi này, người dùng có thể tạo Name Server, Host mới hoặc chỉ định Name Server cho từng tên miền phụ.
Cách thức hoạt động của DNS
Vậy DNS hoạt động như thế nào, hãy cùng xem ví dụ sau đây để có cái nhìn cụ thể hơn về cơ chế hoạt động của DNS.
Bạn cần truy cập website nhanhoa.com, DNS sẽ hoạt động theo quy trình như sau:
- Khi bạn nhập địa chỉ nhanhoa.com vào trình duyệt web, trình duyệt sẽ gửi một yêu cầu đến máy chủ DNS được cấu hình trong cài đặt mạng của bạn.
- Máy chủ DNS sẽ tìm kiếm máy chủ DNS ủy quyền cho tên miền nhanhoa.com.
- Máy chủ DNS ủy quyền cho nhanhoa.com sẽ trả về địa chỉ IP của máy chủ web lưu trữ trang web nhanhoa.com.
- Máy chủ DNS sẽ lưu trữ bản ghi DNS cho nhanhoa.com trong bộ nhớ đệm.
- Cuối cùng, máy chủ DNS sẽ trả về địa chỉ IP cho trình duyệt web.
- Trình duyệt web sẽ sử dụng địa chỉ IP này để kết nối với máy chủ lưu trữ trang web nhanhoa.com và hiển thị trang web cho bạn.
Lời kết
Từ những chức năng ưu việt của DNS, có thể thấy DNS ra đời là một trong những phát minh mang tính đột phá của ngành công nghệ thông tin. Hy vọng với bài viết mà Nhân Hòa cung cấp, bạn có thể hiểu rõ khái niệm DNS là gì, tại sao chúng ta có thể truy cập web thông qua tên miền thay vì các chỉ số IP phức tạp. Để tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan hoặc cần tư vấn chọn tên miền đẹp, hãy liên hệ Nhân Hòa ngay hôm nay.
Thông tin liên hệ của Nhân Hòa:
+ Tổng đài: 1900 6680
+ Website: https://nhanhoa.com/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Khuyến mãi Nhân Hòa: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html